Máy giặt truyền động trực tiếp là dạng máy mới ra đời thay thế cho dạng máy giặt cũ là truyền động gián tiếp, vậy máy giặt truyền động trược tiếp có tiến triển hay có gì mới khác xa hơn, tốt hơn máy truyền động gián tiếp không? Hãy cùng trung tâm sửa máy giặt cùng tìm hiểu về máy giặt truyền động trực tiếp và truyền động gián tiếp thì nên mua loại nào để sử dụng tốt cho gia đình?
- Khắc phục tình trạng máy giặt kêu to và rung lắc khi hoạt động
- Những lỗi tàn phá chất lượng quần áo
- Thay dây curoa máy giặt
1/ Máy giặt truyền động gián tiếp là gì?
Là sự chuyển động được thực hiện thông qua dây curoa nối giữa động cơ và lồng giặt, gọi là máy truyền động gián tiếp.
Ở máy giặt truyền động gián tiếp, mô tơ máy giặt sẽ chuyển hóa điện năng thành chuyển động quay của lồng giặt thông qua dây curoa, dây curoa truyền lực từ mô tơ lên puli của máy giặt, trong đó bộ phận puli (bánh đà, ròng rọc) thường gắn trực tiếp vào cửa máy giặt và nhận truyền động từ dây curoa giúp xoay lồng giặt.
Nhược điểm:
Máy giặt truyền động gián tiếp là hoạt động kém trơn tru hơn do phải chịu thêm sự hoạt động của dây cuaroa và puli cùng với động cơ và thùng giặt. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều tiếng ồn khó chịu do lực ma sát cũng như hao tổn điện năng do nhiều thiết bị được vận hành cùng lúc.
Hơn nữa máy giặt có càng nhiều thiết bị hoạt động thì nguy cơ hỏng hóc, hao mòn động cơ càng cao, chẳng hạn như dây cuaroa sẽ dão, chổi than bị mòn… và như vậy sẽ phát sinh nhiều chi phí sửa chữa, không đảm bảo về mặt kinh tế cho người sử dụng.
2/ Máy giặt truyền động trực tiếp là gì?
Là sự kết hợp động cơ của máy giặt, dây cuaroa và puli vào thành một bộ máy duy nhất, yên tĩnh và chắc chắn gắn trực tiếp vào thùng giặt.
Máy giặt với bộ truyền động trực tiếp không sử dụng dây cua roa làm trung gian để truyền sự chuyển động từ động cơ sangthùng giặt mà truyền trực tiếp sang thùng giặt, giúp giảm độ rung ồn, tiết kiệm điện năng trong khi hiệu suất vẫn đạt mức tối ưu. Ngoài ra, với máy giặt truyền động trực tiếp tốc độ vòng quay cũng cao hơn do có một hệ thống đồng nhất ổn định nên thời gian phơi sấy của quần áo giảm đáng kể.
Ưu điểm:
Tiết kiệm điện: Máy giặt truyền động trực tiếp được cho là tăng hiệu quả sử dụng năng lượng của máy giặt. Năng lượng truyền đến động cơ không bị hao tổn như khi phải vận hành qua dây curoa đến lồng giặt mà ngay lập tức có thể tác động lên lồng giặt để xoay lồng giặt, do vậy tiêu tốn ít năng lượng hơn.
Giảm tiếng ồn: Máy giặt truyền động trực tiếp cấu tạo đồng nhất, sử dụng ít linh kiện hơn, đồng nghĩa với việc loại bỏ tiếng ồn từ nhiều linh kiện khác nhau và do đó giúp giảm độ rung ồn tổng thể của máy giặt.
Độ bền cao hơn: Sự khác biệt giữa hai loại máy giặt là số lượng các thiết bị hoạt động trong động cơ. Máy giặt truyền động gián tiếp có nhiều thiết bị cần thiết để quay lồng giặt, do vậy có nhiều nguy cơ các thiết bị này dễ bị hỏng hóc hay hư tổn hơn, khả năng hao mòn động cơ cao, chẳng hạn như dây curoa sẽ dão, chổi than bị mòn… và như vậy sẽ phát sinh nhiều chi phí sửa chữa lặt vặt.
Tốc độ vắt cao hơn: Máy giặt truyền động trực tiếp cho tốc độ vòng quay cao hơn do có một hệ thống đồng nhất ổn định, điều này cũng giúp thời gian phơi sấy quần áo giảm đáng kể. Một số máy giặt đời mới còn sử dụng công nghệ Inverter tự động đều chỉnh tần số điện áp đưa vào mô tơ cho phép giảm tốc độ xuống thấp nhưng vẫn giữ nguyên được mô-men quay của lồng giặt, đảm bảo quần áo vẫn được vắt khô trong khi tiết kiệm điện năng, nâng cao hiệu suất.
Định vị lồng giặt giặt nhanh hơn và chính xác hơn: Các máy giặt dùng công nghệ truyền động trực tiếp còn gắn trực tiếp bộ cảm biến vào động cơ giúp máy giặt kiểm soát, định lượng số lượng quần áo chính xác hơn.
Nhược điểm:
Nó cần một mô tơ đặc biệt. Thông thường các mô tơ được thiết kế để đạt được mô-men xoắn cao nhất ở tốc độ vòng quay lớn, thường là từ 1500-3000 vòng/phút. Trong khi điều này là hữu ích với một số trường hợp ứng dụng, ví dụ như quạt điện, một số ứng dụng khác lại cần một mô-men xoắn tương đối cao nhưng ở tốc độ rất thấp, ví dụ như máy quay đĩa, và mô tơ của máy giặt truyền động trực tiếp cũng hoạt động như vậy, phức tạp hơn trong thiết kế và tất nhiên giá thành cũng cao hơn.
Mô tơ chậm cũng cần có kích thước vật lý lớn hơn, một đĩa xoay thông thường dùng dây curoa có đường kính của mô tơ khoảng 2,5 cm thì với mô tơ truyền động trực tiếp, đường kính của nó phải lớn gấp 4, tức là khoảng 10 cm.
Ngoài ra, bảng mạch điện tử của máy giặt truyền động trực tiếp phức tạp hơn loại gián tiếp cũng do được tích hợp thêm nhiều cảm biến và mạch điện tử để đảm bảo các chức năng của máy, điều này cũng có thể dẫn tới chi phí sửa chữa máy giặt cao khi hỏng bảng mạch.
Máy truyền động trực tiếp là công nghệ mới nên khi hỏng hóc xảy ra thì việc tìm linh kiện khó. Giá thay thế linh kiện hoặc mô tơ đều sẽ rất đắt.
Việc máy giặt truyền động trực tiếp chuyển động quần áo quá nhanh có nhiều khả năng làm hỏng quần áo trong quá trình giặt hoặc làm quần áo nhanh bị hỏng hơn.