Không riêng gì máy giặt vật dụng nào sử dụng điện một thời gian dài sẽ có những hư hỏng ngoài ý muốn, có thể bị hư trong lúc lắp đặt sai kỹ thuật, vận hành phát sinh ra lỗi, cũng có lúc dùng thời gian quá lâu máy cũ kỹ và quá tuổi thọ của máy… Vì vậy mà mỗi gia đình sử dụng máy giặt nên nắm bắt kĩ các bệnh của máy giặt để khỏi phải lo lắng và cũng dễ dàng sửa máy giặt hơn.
- Kinh nghiệm mua và sử dụng máy giặt
- Hướng dẫn cách sử dụng nước xả vải hiệu quả không hư máy
- Quần áo bị tàn phá bởi các nguyên nhân sau
Những bệnh thường gặp ở máy giặt và cách khắc phục
1/ Hỏng tụ máy giặt
Tụ là một bộ phận liên quan đến hệ thống điện trong máy giặt (bộ phận đề – khởi động), các thiết bị điện nói chung nếu không được sử dụng, bảo dưỡng định kỳ sẽ rất dễ phát sinh hỏng hóc.
Do điện áp sử dụng không đúng. Máy giặt sử dụng điện áp 110V mà lại bố trí máy tại nguồn điện 220V thì khả năng tụ máy bị hỏng là rất cao.
Khắc phục :
Nên thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy, đảm bảo máy được hoạt động ít nhất 1 lần/tuần.
Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho máy trong quá trình lắp đặt. Nếu nguồn điện không đảm bảo thì bạn cần phải lắp thêm bộ ổn áp điện.
2/ Hỏng van cấp và van xả nước
Có thể do nguồn nước bị nhiễm bẩn, lưu lượng nước cấp cho máy giặt không đủ định mức nhà sản xuất yêu cầu. Nước bị bẩn sẽ làm van bị kẹt và vón cục trong van, lưu lượng nước cấp không đảm bảo sẽ làm van bị hỏng do quá trình đóng mở thực hiện sai chu trình.
Khắc phục :
Nên điều chỉnh lại lưu lượng nước cho phù hợp, nhiều quá hay ít quá cũng sẽ làm van bị hỏng, nên lưu ý kỹ khi lắp đặt máy giặt. Nếu lưu lượng nước nhỏ cần có thêm máy bơm tăng áp…
Nên vệ sinh lại van hoặc thực hiện bảo dưỡng máy giặt định kỳ 6 tháng/ lần.
3/ Máy giặt bị hỏng động cơ
Nguyên nhân thường gặp là máy bị chập điện dẫn đến động cơ và các bộ phận khác của máy bị hỏng.
Khắc phục :
Hạn chế tối thiểu hiện tượng chập điện khi máy giặt đang hoạt động, lắp atomat riêng cho máy.
4/ Máy giặt kêu to và rung mạnh
Do máy giặt bị mất cân bằng về trọng lượng. Khi lồng giặt quay gây ra lực ly tâm không đều gây hiện tượng rung và kêu.
Khắc phục :
Nên kê chân cho máy giặt bằng các sản phẩm có độ đàn hồi cao như cao su. Nếu mất cân bằng trọng lượng do lượng quần áo để không đều gây ra bạn nên dừng máy giặt và tơi đều quần áo trong lồng giặt.
5/ Máy giặt có mùi hôi
Do sử dụng máy giặt lâu ngày không vệ sinh.
Khắc phục :
Nên vệ sinh không chỉ lồng giặt, các ngăn đựng mà còn cả gioăng cao su. Có thể dùng khăn ẩm định kỳ lau sạch các chỗ nấm mốc hoặc bẩn.
6/ Máy giặt hoạt động yếu
Có thể do mô tơ bị ẩm và nước vào trong mô tơ gây nên hiện tượng chạm điện làm cho mô tơ không chạy hết công suất thiết kế.
Do dây curoa đã vận hành trong một thời gian dài không được cân chỉnh khiến cho nó mòn và dãn làm cho lực không truyền được từ mô tơ tới lồng giặt.
Lượng quần áo cho vào lồng vượt quá mức tải cho phép.
Khắc phục:
Thay mô tơ mới và cân chỉnh hoặc thay mới dây curoa.
Nên giặt quần áo đúng khối lượng nhà sản xuất yêu cầu.
7/ Máy giặt không hoạt động
Do vấn đề nguồn cấp điện.
Có thể do vòi nước không bật hoặc mở.
Ngoài ra, máy giặt sẽ không khởi động nếu mô tơ bị quá nóng do mô tơ được thiết kế để tự động ngừng hoạt động khi nó quá nóng.Sau khi chờ mô tơ mát dần, mất khoảng 30 phút máy giặt sẽ tự động khởi động.
Khắc phục :
Hãy kiểm tra dây điện có được cắm vào ổ không. Nếu dây điện ổn mà máy giặt vẫn không khởi động, bộ ngắt mạch có thể bị hỏng hoặc cầu chì bị đứt.
Hãy kiểm tra cửa máy giặt có đóng đúng không bởi vì máy giặt sẽ không khởi động nếu đóng cửa không phù hợp.
Tham khảo thêm: >>> Hướng dẫn sử dụng máy giặt an toàn hiệu quả
Nếu bạn có cần tư vấn gì thêm hoặc có nhu cầu vệ sinh máy giặt, sửa chữa máy giặt hãy gọi cho tổng đài 028.6670.4444 – 028.2217.5555 của chúng tôi sẽ giúp bạn.